Đặc điểm thực vật
Sả chanh là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi, cao từ 0,8 -1,5 m. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp dài giống như lá lúa, dài tới 1 m hay hơn, có bẹ, mép hơi nháp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt mùi chanh.
Mùa hoa tháng 3 – 4. ở Việt Nam chưa thu được quả.
Điều kiện sinh thái
Các loài Sả chanh thuộc chi Cymbopogon thích ứng rộng với điều kiện sinh thái. Cây thường có mặt ở khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Riêng giống sả C. tortilis và C. flexuosus được trồng ở ấn Độ, Guatemala, Honduras, Haiti và một số nước khác. Sả chanh được trồng hầu hết ở khắp các tỉnh phía Bắc nước ta, tập trung ở một số nông trường như Việt Trung (Quảng Bình), Thạch Ngọc (Nghệ Tĩnh cũ ), Cửu Long (Hà Sơn Bình cũ), Bắc Sơn (Bắc Thái cũ ), v.v… Sau năm 1975, cây Sả còn được nghiên cứu và trồng trọt ở các tỉnh phía Nam như miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, v.v…
Sả là cây chịu hạn nhưng chịu ngập úng kém. Nhiệt độ thích hợp đối với cây Sả là 24-28oC. Cây Sả phát triển kém khi nhiệt độ dưới 10oC. Trên 35oC Sả cũng sinh trưởng kém. Lượng mưa thích hợp là 1500 – 2000 mm/năm.
Giá trị làm thuốc
Thành phần hoá học
Thành phần của Sả chủ yếu là tinh dầu. Mỗi loài khác nhau thì hàm lượng và thành phần tinh dầu cũng khác nhau:
C. narduschứa 1-2% tinh dầu, màu vàng nhạt, mùi thơm chanh, thành phần chủ yếu là: Citral (65 – 85%), geraniol (40%)…
C. flexuosus: Lá chứa 0,4% tinh dầu, axit geranic, citral, p. cymen, myrcen, methylheptenol, salicylat geranyl…
C. martiniiStapf. var sofia cho tinh dầu mùi hoa hồng, thành phần chính là geraniol (70 – 90%), ở Việt Nam, Sả này di thực từ ấn Độ cho tinh dầu vào thời kì ra hoa với hàm lượng 1,22-1,24%.
C. penduluslà nguồn nguyên liệu lấy citral, hàm lượng citral là 83% trong tinh dầu.
Bộ phận dùng làm thuốc và công dụng
Bộ phận dùng làm thuốc:
Cây Sả được dùng chủ yếu cất lấy tinh dầu cho mục đích làm thuốc, nhưng thường dùng nhiều trong công nghệ mỹ phẩm, thực phẩm. Có rất nhiều loài Sả khác nhau và các sản phẩm tinh dầu cũng khác nhau (phụ thuộc vào thành phần của tinh dầu của từng loài). Dưới đây chúng tôi chỉ giới thiệu loài thường được dùng trong Y học cổ truyền để chữa bệnh.
Dùng toàn bộ cây Sả: Lá sả (cả bẹ) rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô; Rễ Sả sau khi thu, rửa sạch; Rễ con cắt đoạn 2 – 4 cm, rễ to (củ Sả) thái phiến 2 – 3 mm; Phơi âm can đến khô.
Công dụng:
Theo y học cổ truyền
Sả có vị cay the, mùi thơm, tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu, hạ khí tiêu đờm. Dùng làm thuốc chữa cảm mạo, kích thích tiêu hóa, thông tiểu tiện. Có thể uống hoặc xông.
Sả còn sử dụng chứa một số bệnh về da đầu.
Tinh dầu Sả còn dùng phòng tránh cúm, chống bệnh truyền nhiễm. Dùng theo đường uống để chữa đầy bụng, đau bụng, thông trung tiện, chống nôn và trị tiêu chảy. ở một số nước châu Âu, tinh dầu Sả còn dùng để xoa bóp, giảm đau, đau mình, chữa tê thấp.
ở một số nước khác, nước hãm lá Sả dùng để thông trung tiện, lợi tiểu, chống co thắt, ổn định huyết áp, điều trị rối loạn tiêu hoá, hạ sốt và điều trị thiếu máu…
Gia vị.
Theo y học hiện đại
Tinh dầu Sả có một số tác dụng:
Kháng khuẩn in vitro trên một số chủng gr (+) như: Bacillus subtilis, B. mycoides,Shigella dysenteria…
Tinh dầu Sả có tác dụng kìm hãm nấm và diệt nấm trên một số chủng: Candida spp., Aspergillus fumigatus… tác dụng mạnh nhất trên C. albicans.
Tác dụng làm co thắt cơ trơn ruột chuột lang cô lập gây ra bởi histamin, làm tỷ lệ vỡ của dưỡng bào màng treo ruột chuột lang giảm khi kích thích bằng nọc rắn hổ mang.
Trên lâm sàng đã chứng minh tác dụng điều trị ho gà.
Trên nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: Nước sắc của Sả có tác dụng hạ huyết áp phụ thuộc vào liều theo đường tiêm tĩnh mạch; theo đường uống thì tác dụng lợi tiểu và chống viêm yếu; không
Be the first to review “Sả chanh”