Giới thiệu
Hoài Sơn là loại cây mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta cho tới Huế. Còn phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cũng được trồng nhiều ở đồng bằng để đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu; có thể trồng bằng gốc rễ hoặc dái mài về mùa xuân.
Đặc điểm sinh học
Là loại cây dây leo quấn; thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng m t, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, đôi khi hình mũi tên, không lông, dài 10cm, rộng 8cm, nhẵn, chóp nhọn, có 5-7 gân gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, dài 40cm, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng; hoa đực có 6 nhị. Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Hạt có cánh mào.
Công dụng
Củ mài có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn; có thể dùng ghế cơm để ăn như các loại khoai. Hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa: 1. Người có cơ thể suy nhược; 2. Bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày; 3. Bệnh tiêu khát; 4. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh; 5. Viêm tử cung (bạch đới); 6. Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt; 7. Ra mồ hôi trộm. Ngày dùng 12-24g hay hơn sắc uống hoặc tán bột uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Cách gieo trồng
Dùng “dái củ” để giống: cụ thể là ở miền Nam vào tháng 3 (tức là từ Kinh trập đến xuân phân); miền Bắc vào tháng 4 (Tức là từ Thanh minh đến Cốc Vũ) hoàn thành việc làm đất. Đánh luống ruộng 1,3 cm. Miền Nam đánh luống cao, miền Bắc đánh luống có bờ. Sau khi đánh luống xong cứ cách 20-23 cm xẻ một rãnh ngang sâu 3-7 cm để đặt giống, mỗi rãnh đặt độ 20-30 “dái củ”; nếu đánh rãnh dọc thì cách 23-27 cm một rãnh, và cứ cách 10 cm thì đặt hai “dái củ”. Sau khi đặt xong thì bón phân bắc hoặc phân chuồng, sau đó phủ đất lên, phủ bằng mặt luống, đất phủ hơi ẩm một chút. Sau khi đặt giống độ nửa tháng thì mầm mọc, khi đó có thể dùng cuốc xới nhẹ giữa các hàng, rồi bón thúc phân lần thứ nhất, sau khi cây đã bò trên mặt đất, làm cỏ bỏ phân lần thứ hai. Nhưng khi có cỏ dại mọc phải nhổ, nếu gặp tiết khô hạn phải tưới nước. Đến mùa thu mầm héo, cắt dây đi và đào củ, củ dài khoảng 17-23 cm. Chọn những củ có hình dáng tương đối đẹp đem cất giữ (cách cất giữ cũng như cất giữ đầu củ) đợi ngày đem trồng. Nhưng để giảm bớt thủ tục cất giữ và tránh thiệt hại, có thể sau khi cắt dây xong thì phủ đất ngay lên để chống sương giá, ở những nơi đất ẩm không cần phủ đất, đến năm sau trước khi trồng thì đào lên để trồng.
Cách chăm sóc
1.Tưới nước: ở miền Bắc mưa ít nên sau khi trồng nên tưới ngay để cây dễ mọc mầm, sau này mưa nhiều hay ít mà bố trí tưới cho thích hợp, với nguyên tắc đừng để cho đất quá khô, và mỗi lần tưới nước nên xem tình hình cây mọc; tưới nước không nên ngập cây, như vậy cây sẽ mọc đều và khoẻ. Ở miền Nam vì lượng mưa nhiều, nếu không hạn quá không tưới, nhưng sau lập thu, củ mài phát triển mạnh, về độ lớn của củ, nếu thấy khô nứt nẻ thì cần tưới nước kịp thời mới có thể đảm bảo thu hoạch tốt.
2. Cắm cọc cho dây leo: Sau khi cây đã mọc được 33 cm, mỗi cây cắm một cọc, cọc dài khoảng 2m và tụm đầu trên của bốn cọc gần nhau ở hai hàng lại để chống gió làm đổ. Đồng thời đem quấn dây vào cọc, như vậy có thể tăng sản lượng của từng cây một.
3. Xới đất làm cỏ: Cùng với việc cắm cọc cần làm cỏ đợt một, làm cỏ với độ sâu khoảng 3 cm, giữa các hàng có thể dùng cuốc, nhưng giữa các cây không dùng cuốc để tránh tổn thương cho cây, nếu có cỏ thì dùng tay mà nhổ. Đợt làm cỏ lần thứ hai vào trung hạ tuần tháng 6, đợt tư cuối tháng 7 đầu tháng 8, cách làm cũng như đợt 1. Nhưng cần chú ý khi làm cỏ không làm gãy cây, nếu thấy dây bò ra đất thì đem quấn ngay lên cọc.
Những cây chưa có cọc, trước khi cây bò lan ra đất, nếu thấy có cỏ thì nhổ đi, sau đó không phải làm cỏ nữa
Be the first to review “Cây Hoài Sơn”